Là 1 trong năm bệnh hoa liễu cổ điển, bệnh lậu không chỉ là nỗi ám ảnh và lo sợ của nam giới mà với nữ giới cũng hết sức nguy hại và đáng lưu tâm. Khi nữ giới có những biểu hiện đái buốt, mủ chảy ra từ trong niệu đạo, cổ tử cung mầu nâu, vàng hoặc xanh, số lượng nhiều, có mùi hôi thì lúc đó bạn hoàn toàn có quyền nghi ngờ mình đã mắc bệnh lậu. Tuy nhiên, bệnh lậu ở nữ giới có những đặc trưng riêng so với bệnh lậu ở nam, với nguy hại khôn lường. Vậy nguyên nhân và cách chữa trị bệnh ra sao. Cùng lắng nghe lý giải của chuyên gia Phòng khám đa khoa Thiên Hòa dưới đây.
- Nguyên nhân bệnh lậu
- Lậu do quan hệ tình dục không an toàn
Tình dục không an toàn là cách lây truyền phổ biến nhất của bệnh lậu
Hình thức lây truyền của bệnh lậu chính là trong giao hợp không an toàn, không sử dụng bất kỳ biện pháp bảo vệ nào mà đối tượng giao hợp lại mắc bệnh từ đó gây nên nhiễm bệnh chéo. Nguyên nhân này chiếm chủ yếu trong số các nguyên nhân gây ra bệnh lậu cho cả nam và nữ. Bệnh lậu là một trong những căn bệnh tình dục dễ dàng để ngăn chặn hơn các bệnh xã hội khác vì các vi khuẩn gây nhiễm trùng có thể tồn tại chỉ trong điều kiện nhất định. Vì vậy lời khuyên là nên sử dụng các biện pháp bảo vệ chống lại nhiễm trùng bệnh lậu.
Khả năng miễn dịch kém
Bệnh lậu không chỉ hình thành ở người trực tiếp tham gia hoạt động tình dục bừa bãi mà với những chị em có sức đề kháng kém, khả năng miễn dịch yếu khi không may và bất cẩn tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh, chứa các dịch tiết có chứa vi khuẩn như khăn tắm, đồ bơi, bệ xí đặc biệt là nữ giới ( do niệu đạo và cơ quan sinh dục gần nhau ) cũng sẽ rất dễ lây nhiễm.
Nhiễm lậu do vết thương hở ngoài da
Khi nữ giới có những vết thương hở ngoài da, nếu không chăm sóc cẩn thận, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập có tổ chức lên niêm mạc da và các vết thương nhỏ. Sau thời gian ủ bệnh ngắn ngủi, vi khuẩn sẽ mở rộng phạm vi khu trú và hình thành bệnh.
Khác với đặc trưng bệnh lậu ở nam giới, nữ giới khi mắc lậu mãn tính ngay từ đầu, tốc độ phát triển bệnh không ngờ và khó khăn cho nữ giới nhận biết bệnh bởi những triệu chứng đều khá sơ sài.
Chính bởi vậy, muốn xác định rõ bạn có mắc bệnh lậu hay không, cần phải tiến hành xét nghiệm nhiều loại bệnh phẩm khác nhau và nhiều phương pháp khác nhau. Bệnh lậu mạn tính ở nữ cũng cần chẩn đoán phân biệt với một số bệnh cũng gây viêm âm hộ, âm đạo do vi khuẩn chlamydia trachomatis, mycoplasma, trùng roi, nấm candida albicans, tạp khuẩn để điều trị có hiệu quả.
Điều trị sớm bệnh lậu ở nữ giới sẽ hạn chế biến chứng nguy hiểm
Chữa trị bệnh lậu ở nữ giai đoạn đầu sẽ đơn giản và chóng hồi phục
Lậu ở nữ là bệnh lý gây viêm âm hộ và các tuyến ở vùng âm hộ, âm đạo tạo thành các túi mủ. Đang tuổi sinh đẻ nếu có thai thì rất dễ lây cho con sau khi sinh đặc biệt là gây viêm kết mạc mắt có thể dẫn đến mù lòa.
Cũng cần lưu ý rằng mắc lậu mạn tính rất dễ gây vô sinh do lây nhiễm gây viêm cổ tử cung, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và tiểu khung mà để khắc phục điều đó (chữa vô sinh) thật không đơn giản chút nào.Ngoài ra có thể gây viêm bàng quang biểu hiện tiểu dắt, buốt.
Chính bởi những nguy hại trên, mà các chuyên gia khuyến cáo, nữ giới khi mắc bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để điều trị. Vì bệnh lậu đa số thường kèm theo cả chlamydia nên khi chữa trị thường dùng cả thuốc có tác dụng trị liệu cả hai loại bệnh, và không chỉ điều trị cho người bệnh mà cũng cần chữa cả bạn tình để tránh tình trạng lây nhiễm tái phát sau điều trị.
Việc chữa trị bệnh lậu cần đồng thời điều trị cả viêm vùng chậu trong trường hợp chị em mắc. Giải pháp chữa trị ở nhóm bệnh nhân này là sử dụng kháng sinh kết hợp với một số phương pháp khác được chỉ định bởi bác sĩ. Trong quá trình điệu trị, cần chú ý tới đối tượng phụ nữ mang thai để tránh ảnh hưởng sức khỏe thai phụ và thai nhi.